Nếu hormone Estrogen được coi là hormone sinh lý nữ thì Testosterone được gọi là hormone sinh lý nam giới. Từ khi tìm ra, các nhà khoa học đã rất bất ngờ về vai trò “nhạc trưởng” của hormone này. Testosterone ở nam giới được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%). Và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 4%). Vậy hormone Testosterone có vai trò gì đối với nam giới?
Ngày 06/05/2024: Những biến chứng do hội chứng Kallmann gây ra là gì?
Ngày 15/04/2024: PGS.TS Trịnh Thế Sơn kết thúc chuyến công tác tại Hàn Quốc
Ngày 27/05/2023: Ứ dịch vòi trứng nên làm gì để dễ có thai?
Ngày 29/05/2023: Thụ tinh nhân tạo là gì?
Ngày 26/05/2023: Vì sao siêu âm không có phôi thai?
Ngày 26/05/2023: Mẹ bầu bị ho sau chuyển phôi nên làm gì?
Ngày 05/03/2024: Vô tinh do tắc được chẩn đoán như thế nào?
Hormone testosterone là gì?
Testosterone, công thức hoá học là 17-beta-hydroxy-4-androstene-3-one, có bản chất là steroid thuộc nhóm androgen. Testosterone là hormone đóng vai trò quan trọng không chỉ về chức năng sinh dục, sinh sản mà còn trong chuyển hoá ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Đối với nam giới, testosterone không chỉ giúp cho đời sống tình dục trở nên viên mãn mà còn hoàn thiện sức khỏe nền tảng của phái mạnh, bao gồm các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, xương khớp, thần kinh và não bộ.
Testosterone được sinh ra từ đâu?
Hormone testosterone phần lớn được sinh ra tại tinh hoàn (95%) và một phần nhỏ tại tuyến thượng thận (5%). Quá trình sản xuất nội tiết tố trên bị chi phối bởi não bộ – tuyến yên – tĩnh hoàn. Cụ thể, Gonadotropin-releasing hormone (GnRH) tiết ra ở vùng dưới đồi dẫn đến sự phóng thích Luteinizing Hormone (LH) vào máu của tuyến yên. Kích thích này thúc đẩy Leydig ở tinh hoàn thực hiện nhiều phản ứng phức tạp để tổng hợp Testosterone. Sau khi kết thúc, chúng được khuếch tán vào máu và di chuyển đến nhiều cơ quan khác như não, thận, tuyến sinh dục, hệ cơ xương,… và chi phối gần như mọi mặt sức khỏe của nam giới.
Mức testosterone bao nhiêu là bình thường?
- Nam giới trưởng thành có mức testosterone ít nhất 300 nanogram mỗi deciliter (ng/dL) là bình thường.
- Nam giới trưởng thành có mức testosterone dưới 300 ng/dL được chẩn đoán có testosterone thấp.
- Nữ giới từ 19 tuổi trở lên, nồng độ testosterone bình thường dao động từ 8 đến 60 ng/dL.
- Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy 18, 19 tuổi thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó giảm dần theo thời gian.
Hormone testosterone có vai trò gì đối với nam giới?
Testosterone có vai trò trong hầu hết hoạt động và chức năng của cơ thể. Đặc biệt là chức năng sinh dục của nam giới. Các tác động của nó bao gồm:
Hệ sinh dục
- Thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận sinh dục nam như: tinh hoàn, bìu, dương vật,…
- Quy định các đặc tính sinh dục thứ phát ở nam giới khi đến tuổi dậy thì như: khàn giọng, kích thích mọc râu, lông phát triển, cơ bắp phát triển và hình thành ham muốn tình dục với người khác giới.
- Tham gia vào quá trình tạo tinh trùng ở nam.
Hệ thần kinh
Testosterone đóng vai trò trong các hành vi ở nam giới, bao gồm: sự hung hăng, thống trị, khơi dậy khả năng cạnh tranh và lòng tự trọng.
Hệ thống cơ xương
Hormone này giúp tăng cường sự phát triển hệ thống cơ xương, kích thích phát triển các bắp cơ, tạo sức mạnh cho người nam.
Hệ tim mạch
Hormone testosterone giúp điều chỉnh các thành phần lipid máu. Từ đó hạn chế hình thành mảng xơ vữa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Một số vai trò khác
- Kích thích sản sinh tế bào máu từ tuỷ xương.
- Ức chế sự sản xuất các tế bào mỡ thông qua cơ chế ức chế leptin (một loại hormone sản sinh tế bào mỡ). Từ đó giúp cơ thể nam giới thon gọn.
Sự thiếu hụt Testosterone có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở nam giới?
Ngưỡng bình thường của testosterone được trình bày ở bảng sau:
Bất kỳ tình trạng nào khiến nồng độ hormone dư thừa, hay thấp hơn ngưỡng bình thường theo giới và tuổi, đều ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Vì thế, đây là vấn đề nên được quan tâm.
Triệu chứng lâm sàng của sự thiếu hụt testosterone phụ thuộc vào độ tuổi khởi phát bệnh, mức độ thiếu hụt và diễn tiến bệnh trong thời gian bao lâu.
Khởi phát ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên chưa dậy thì, thì có thể gây dậy thì muộn ở nam. Biểu hiện như:
- Cơ quan sinh dục nhỏ.
- Hệ thống lông thưa thớt.
- Giọng nói không trầm.
- Khối lượng cơ không phát triển nhiều ngay cả khi tập thể dục.
Khởi phát ở tuổi dậy thì, việc thiếu testosterone có thể dẫn đến:
- Suy giảm sự phát triển giới tính, tình dục.
- Giảm kích thước tinh hoàn hay phì đại tuyến vú.
Khởi phát lúc trưởng thành, nam giới có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sau:
- Rối loạn cương dương.
- Giảm lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng.
- Giảm ham muốn tình dục ở nam.
- Giảm năng lượng, kém tập trung, mệt mỏi, cảm giác tuột “mood”.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Giảm khối cơ và sức cơ.
- Nam giới tóc dễ gãy rụng, râu và lông thưa thớt.
- Loãng xương và giảm mật độ khoáng của xương.
- Tăng khối lượng mỡ cơ thể.
- Nữ hoá tuyến vú.
- Nóng bừng, đổ mồ hôi.
- Có thể gây thiếu máu nhẹ.
Bài viết liên quan
Phân loại phôi được tiến hành như thế nào?
Đánh giá chất lượng phôi là một trong những bước rất quan trọng trong IVF. ...
Th4
Bảo hiểm y tế có chi trả cho điều trị hiếm muộn không?
Hiện nay hiếm muộn đang được xem là một chứng bệnh của thời đại. Tỷ ...
Th4
Bị tắc hai vòi trứng có làm IVF được không?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng ...
Th4
Hội chứng thực bào máu nguy hiểm như thế nào?
Sinh con khoẻ mạnh là mong ước chính đáng của mỗi cha mẹ. Thế nhưng ...
Th4
Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi nang như thế nào?
Trước đây, khi kỹ thuật nuôi phôi chưa phát triển, bệnh nhân chủ yếu chuyển ...
Th4
Hội chứng Klinefelter gây ra hậu quả gì?
Bất thường nhiễm sắc thể (NST) giới tình là một trong những rối lặn di ...
Th3