Kinh nguyệt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của người phụ nữ. Kinh nguyệt còn được gọi là “tấm gương: phản chiếu sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì khả năng sinh sản cao và ngược lại. Khi có bất kỳ sự bất thường nào về chu kỳ kinh nguyệt đều đang lo ngại. Ngoài rong kinh, vô kinh là một trong những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới vô sinh? Vô kinh có đáng lo ngại không?
Ngày 06/08/2024: Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.
Ngày 05/08/2024: Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 – 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ bong ra. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ, nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.
Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.
Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.
Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kinh nguyệt
- Giai đoạn nang trứng (diễn ra song hành với giai đoạn kinh nguyệt)
- Giai đoạn rụng trứng
- Giai đoạn hoàng thể.
Kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khoẻ của phụ nữ?
Vì chu kỳ hành kinh cua phụ nữ trải qua những giai đoạn khác nhau, chính vì vậy màu sắc kinh nguyệt cũng có sự khác biệt.
Kinh nguyệt màu đỏ tươi
Máu đỏ tươi chứng tỏ máu tươi và lượng chảy đều. Kỳ kinh có thể bắt đầu bằng ra máu màu đỏ tươi và đậm dần vào cuối kỳ kinh. Nó cho thấy cơ quan sinh sản của bạn đang hoạt động bình thường.
Kinh nguyệt màu đen
Máu đen có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối kỳ kinh của một người. Màu đen là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu đã mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi tử cung. Qua quá trình oxy hóa, máu đầu tiên chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm và sau đó trở thành màu đen.
Kinh nguyệt màu nâu sẫm
Có thể là sự trộn lẫn giữa máu cùng chút niêm mạc tử cung. Ngoài ra, đôi khi máu ra ngoài cơ thể chậm hơn nên có thời gian oxy hóa và kết quả chính là màu máu ấy. Trường hợp này cũng không đáng lo ngại vì hầu hết nữ giới khi kết thúc hành kinh đều có màu sắc như vậy.
Kinh nguyệt màu cam
Máu trộn với dịch cổ tử cung cũng có thể có màu cam. Máu kinh màu cam hoặc tiết dịch âm đạo màu cam thường biểu hiện của tình trạng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng roi trichomonas.
Vô kinh có đáng lo ngại?
Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Tình trạng này thường được chia làm hai loại là vô kinh nguyên phát và thứ phát.
- Nguyên phát: khi trẻ gái từ 16 tuổi, có các đặc điểm sinh dục thứ phát nhưng không có kinh. Hoặc trẻ gái từ 14 tuổi không phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát và không có kinh.
- Vô kinh thứ phát là tình trạng mất kinh trong 6 chu kỳ liên tiếp ở những người phụ nữ đã từng có kinh trước đó.
Nguyên nhân gây vô kinh
Vô kinh nguyên phát:
Các nguyên nhân thường gặp đến từ các bất thường của hệ sinh dục nữ như không có tử cung, âm đạo, hoặc đường sinh dục bị dị dạng, vách ngăn âm đạo làm tắc nghẽn đường ra của máu kinh. Ngoài ra, những bất thường ít gặp liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính như hội chứng Turner, hội chứng Swayer, … hay suy trục sinh dục như hội chứng Kallmann cũng gây ra tình trạng vô kinh này.
Vô kinh thứ phát:
Các yếu tố liên quan lối sống như:
- Giảm cân nhanh, đột ngột,
- Ăn uống quá độ hoặc tập thể dục nặng, quá sức,
- Căng thẳng nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng.
Những rối loạn liên quan đến phóng noãn cũng là một trong những nguyên nhân vô kinh phổ biến, đặc biệt thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài ra một số bệnh lý toàn thân cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như các bệnh lý của tuyến giáp, tuyến yên,…
Vô kinh có đáng lo ngại?
Kinh nguyệt là một trong những yếu tố giúp phản ánh chức năng nội tiết buồng trứng. Tình trạng vô kinh là một trong những dấu hiệu cảnh báo bất thường của hệ sinh sản.
Những bất thường chức năng nội tiết gây ảnh hưởng quá trình phát triển của rứng, ức chế khả năng rụng trứng và ngăn cản hiện tượng thụ thai xảy ra. Những bất thường liên quan đến cấu trúc như dị dạng tử cung, dính buồng tử cung cũng sẽ ngăn cản đến sự làm tổ và phát triển của phôi dù trước đó hiện tượng thụ tinh của trứng và tinh trùng diễn ra bình thường.
Vô kinh thường gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người phụ nữ. Và có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh. Vì vậy, khi có các thay đổi tính chất của chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ nên đến khám các trung tâm – bệnh viện chuyên khoa để được khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Sảy thai liên tiếp và những điều cần biết
Con cái là sợi dây gắn kết tình cảm trong cuộc hôn nhân của mỗi ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12