Chu kỳ kinh nguyệt được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 28-32 ngày. Số ngày hành kinh bình thường khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, hiện nay chu kỳ kinh nguyệt bất thường xuất hiện ở nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số vấn đề như vòng kinh ngắn ngày, kinh thưa, vô kinh… Tất cả vấn đề bất thường này đều ảnh hưởng khả năng sinh sản cua phụ nữ. Vậy kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở phụ nữ?
Ngày 11/09/2023: Xét nghiệm beta hCG là xét nghiệm gì?
Ngày 08/09/2023: Nguyên nhân nào gây ra xuất tinh ngược dòng?
Ngày 06/09/2203: Những trường hợp nào cần siêu âm bơm nước buồng tử cung?
Ngày 07/09/2023: Quai bị có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Ngày 08/09/2023: Hội chứng buồng trứng đa nang cần lưu ý gì?
Ngày 11/09/2023: Bệnh tan máu bẩm sinh do nguyên nhân nào gây ra?
Kinh thưa là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì. Và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.
Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.
Kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng có tính lặp đi lặp lại ở mọi phụ nữ. Nó là điều kiện cần thiết để quá trình sinh sản hình thành. Vào thời điểm cơ thể nữ giới trưởng thành sẽ xảy ra sự rụng trứng.
Tuy nhiên, trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung. Khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ lớp nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới.
Quá trình loại bỏ ấy gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài của nó chính là chất lỏng màu đỏ xuất hiện ở âm đạo. Dù chất lỏng đó vẫn được gọi là máu nhưng thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.
Kinh thưa là gì?
Kinh thưa là một hình thức khác của trễ kinh. Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nữ giới sẽ có kinh nguyệt sau 1 tháng. Kinh thưa chỉ trường hợp khoảng cách giữa các kỳ kinh lớn hơn, có thể là 35 ngày, thậm chí 2,3 tháng mới có kinh một lần.
Đối với những bạn nữ ở độ tuổi dậy thì, khi mới có kinh nguyệt được 1 – 2 năm xảy ra hiện tượng kinh nguyệt thưa thì không có gì đáng ngại. Nhưng nếu bạn đã có kinh nguyệt được trên 2 năm thì sẽ là bất thường. Khi đó gặp phải hiện tượng kinh nguyệt thưa thì có thể bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân
Chu kỳ kinh nguyệt chịu tác động trực tiếp từ hai loại nội tiết tố nữ là progesterone và estrogen. Hai hormone này được tiết ra từ buồng trứng. Khi cả hai loại nội tiết tố này được bài tiết ra đều đặn thì các bạn nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Vùng dưới đồi và tuyến yên là hai bộ phận chi phối sự bài tiết progesterone và estrogen của buồng trứng. Hai loại hormone này sẽ làm cho niêm mạc tử cung xảy ra những biến đổi để tạo ra kinh nguyệt hoặc để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ tại đây và phát triển thành bào thai.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa có thể kể đến như:
Nguyên nhân do buồng trứng, bao gồm:
- Suy buồng trứng sớm;
- Buồng trứng đa nang;
- Có khối u ở buồng trứng.
Nguyên nhân ở vùng hạ đồi, bao gồm:
- Do thiếu chất GnRH bẩm sinh;
- Do thiếu chất GnRH chức năng bởi vì căng thẳng quá mức, suy dinh dưỡng hoặc tập thể dục quá sức…
Nguyên nhân ở tuyến yên, chẳng hạn khối u tiết prolactin…
Nguyên nhân ở tử cung…
Kinh thưa ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Kinh thưa là một rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Như vậy, tình trạng này ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà tỷ lệ thụ thai có thể giảm do ít rụng trứng.
- Nếu nguyên nhân là do ít rụng trứng thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai ở phụ nữ.
- Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng phóng noãn của buồng trứng không xảy ra thì cũng không thể thụ thai được.
- Nếu nguyên nhân là do buồng trứng đa nang sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng có con của người phụ nữ. Đây chính là một nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng hiếm muộn hoặc vô sinh ở nữ giới.
Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra đánh giá về nhóm đối tượng nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt thưa:
- Ở độ tuổi từ 25 – 35 thì có tỷ lệ mang thai tự nhiên là khoảng 60%,
- Số còn lại phải nhờ đến các biện pháp can thiệp khác.
Bởi nếu buồng trứng không phóng noãn thì chị em phụ nữ không thể thụ thai được. Và cũng không biết chính xác về thời điểm rụng trứng của mình. Kinh nguyệt thưa có thể khiến nữ giới khó thụ thai hơn so với bình thường. Với những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thì sẽ hiếm có cơ hội mang thai hơn. Tình trạng này cần có thời gian điều trị lâu dài, từ nhiều tháng đến nhiều năm để ổn định và có con.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11