Nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp là gì?

thatbailamto

Sau chuyển phôi là khoảng thời gian khá căng thẳng với bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khoảng 2 tuần chuyển phôi, bằng xét nghiệm beta hCG bệnh nhân sẽ có kết quả. Tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm tại Viện Mô phôi hiện nay đạt 60%. Như vậy, nghĩa là không phải tất cả các bệnh nhân đều thành công ở lần chuyển phôi đầu tiên. Vậy nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp là gì?

🌻Ngày 06/09/2023: Bệnh Thalassemia có thể phòng ngừa không?

🌻Ngày 05/09/2023: Chuyển phôi ngày 3 tỷ lệ thành công cao không?

🌻Ngày 23/08/2023: Chế độ dinh dưỡng trước chuyển phôi

🌻Ngày 24/08/2023: Dính buồng tử cung nên làm gì?

🌻Ngày 05/09/2023: Bệnh Wilson là gì?

🌻Ngày 06/09/2023: Những trường hợp nào cần siêu âm bơm nước buồng tử cung?

1. Nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp là gì?

Làm tổ là quá trình phôi bám dính vào niêm mạc tử cung. Quá trình làm tổ thành công là khi có bằng chứng của hình ảnh túi thai trên siêu âm. Thất bại làm tổ khi không có bằng chứng lâm sàng về sự hiện diện của túi thai trong buồng tử cung.

Nhiều chu kỳ IVF kết thúc trong sự thất vọng ở các cặp vợ chồng do phôi thai lúc đầu có vẻ bình thường nhưng sau khi cấy vào tử cung thì phôi không thể làm tổ và không thể phát triển thành thai nhi. Khi cấy ghép thất bại diễn ra trong nhiều chu kỳ IVF, bệnh nhân hoặc cặp vợ chồng đó được gọi là thất bại làm tổ liên tiếp (RIF).

thatbailamto
Nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp có thể từ chất lượng phôi khoảng 80%.

Hiện nay các chuyên gia sản khoa vẫn chưa thống nhất về định nghĩa của RIF. Định nghĩa thường được sử dụng phổ biến nhất là thất bại sau 3 lần chuyển phôi với phôi có thể có chất lượng cao.

Nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp là gì?

Nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp có thể do phôi, do vấn đề tiếp nhận của niêm mạc tử cung, bệnh lý toàn thân của người mẹ…

Chất lượng phôi

Khả năng đến 80% là do phôi bị lỗi. Phôi lỗi thông tin di truyền, yếu, kém. Việc phân loại phôi tốt – trung bình – xấu, hay loại 1-2-3 không chắc chắn cho việc có thai. Không phải cứ loại 1 là sẽ có thai. Hoặc không phải cứ loại 3 là không có thai.

Phôi lỗi thường do mẹ tuổi cao và/hoặc trứng kém (chiếm tới 80% cấu thành chất lượng phôi), do tinh trùng lỗi (xấu hình dạng, di động yếu, hoặc tinh trung thu thạp từ thủ thuật và/ hoặc bố tuổi cao, phân mảnh ADN nhiều). Bố mẹ có bất thường di truyền như đột biến nhiễm sắc thể (chuyển đoạn, đảo đoạn,…), bệnh lý về gen di truyền khác.

Sự tiếp nhận của niêm mạc tử cung đối với phôi

Có các bệnh nhân, mặc dù có phôi chất lượng tốt, niêm mạc tử cung hình thái đẹp trên siêu âm, đã khảo sát qua nội soi buồng tử cung bình thường, tuy nhiên vẫn không đậu thai sau chuyển phôi. Vấn đề có thể nằm ở bất thường sự tiếp nhận phôi – niêm mạc tử cung. Một khía cạnh nhỏ trong bất thường này là lệch cửa sổ làm tổ.

Quá trình này có thể giải thích đơn giản như sau: để phôi thai bám và phát triển trong buồng tử cung thì phôi phải được chuyển vào tử cung ở giai đoạn niêm mạc tử cung có khả năng tiếp nhận phôi. Giai đoạn này có thể khác nhau ở từng bệnh nhân.

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật, liệu pháp tiên tiến giúp cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Trong đó, sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân là phương pháp hiện đại đang được áp dụng tại Viện Mô phôi để cải thiện khả năng tiếp nhận phôi của niêm mạc tử cung.

Bất thường tại tử cung

  • Polyp buồng tử cung
  • U xơ tử cung
  • Dính buồng tử cung
  • Sẹo khuyết vết mổ dịch buồng tử cung
  • Tử cung bất thường hay vách ngăn tử cung,..

Hầu hết các bệnh nhân này không có triệu chứng hoặc có triệu chứng đau bụng, rong kinh, rong huyết. Khám phát hiện qua siêu âm, siêu âm bơm nước buồng tử cung hay nội soi chẩn đoán. Những nguyên nhân này gây cản trở phôi làm tổ trong buồng tử cung do gây phản ứng viêm hoặc kích thích co bóp tử cung.

Bất thường về các yếu tố miễn dịch

Có những phụ nữ tự sản xuất ra kháng thể kháng lại những phức hợp tế bào của chính cơ thể mình. Những kháng thể tự miễn này có liên quan đến sự sản xuất các kháng thể kháng Phospholipid, kháng giáp trạng, và kháng buồng trứng. Tất cả các yếu tố này nếu như được tiết ra quá mức sẽ phá huỷ lớp tế bào nuôi của phôi dẫn đến thất bại làm tổ.

Sức khỏe, tâm lý của người mẹ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý của người mẹ tác động đến tất cả các khâu trong quá trình làm IVF. Đặc biệt, stress khiến nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung…

2. Các xét nghiệm được khuyến khích đối với thất bại làm tổ liên tiếp

Dựa trên các bằng chứng Y học về vấn đề này, thì những thăm khám nào được khuyến nghị khi chúng ta chuyển phôi IVF nhiều lần thất bại?

Những thăm khám được khuyến khích

  • Nhiễm sắc thể đồ 2 vợ chồng
  • Siêu âm 3D kết hợp bơm nước buồng tử cung đánh giá bất thường BTC
  • Chụp phim Tử cung vòi trứng (HSG) đánh giá 2 vòi trứng
  • Xét nghiệm nội tiết

Những thăm khám chưa chứng minh được giá trị và hiệu quả (không khuyến cáo thực hiện)

  • Các xét nghiệm miễn dịch: Tế bào NK máu ngoại vi
  • ERA test

Các thăm khám cân nhắc chỉ định khi có yếu tố chỉ dẫn khác

  • Soi buồng tử cung: Nếu tiền sử hoặc hiện tại siêu âm gợi ý có dính buồng tử cung.
  • Antiphospholipid theo tiêu chuẩn Sapporo: Nếu có tiền sử sảy lưu thai liên tiếp.

Như vậy bài viết này đã cung cấp thông tin nguyên nhân gây thất bại làm tổ liên tiếp là gì. Thất bại làm tổ đáng tiếc lại là điều vẫn thường xảy ra trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Việc tìm kiếm nguyên nhân đôi lúc thật khó khăn và khiến bệnh nhân dễ bỏ cuộc. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân đã thành công ở lần chuyển phôi thứ 4, thứ 5. Vì vậy, tâm lý bệnh nhân là yếu tố rất quan trọng để quá trình điều trị được tiếp tục và thuận lợi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status