Hội chứng PCOS hay còn gọi là hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ giới. Đây là một vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. PCOS là tình trạng khá phổ biến ở các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn tại Viện Mô phôi. Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này rất khó có thai. Việc điều trị cho bệnh nhân PCOS sẽ dựa theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân để có phác đồ phù hợp. Vậy Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Ngày 06/08/2024: Những mốc khám thai IVF mẹ bầu nên lưu ý.
Ngày 05/08/2024: Sữa đậu nành có làm nghiêm trọng hơn tình trạng buồng trứng đa nang?
Ngày 11/07/2024: Làm mẹ sau 15 năm mong con!
Ngày 05/08/2024: 5 dấu hiệu có thể bạn đã mang thai sau chuyển phôi.
Ngày 19/07/2024: Bệnh nhân lỗ ngoài tử cung bị chít hẹp chuyển phôi thành công!
Ngày 18/07/2024: PGT-M giúp bệnh nhân sinh con khoẻ mạnh
Dấu hiệu cho biết có thể bạn đang mắc PCOS
Hội chứng buồng trứng đa nang – HCBTĐN (PCOS: polycystic ovarian syndrome) là rối loạn nội tiết và chuyển hóa phổ biến, xảy ra trong khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Buồng trứng đa nang là một nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn phóng noãn. Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có số nang trứng ở hai buồng trứng nhiều hơn so với mức bình thường.
XEM THÊM: Sau chuyển phôi que thử thai hai vạch là đã có thai chưa?
Những nang nhỏ này thường không phát triển hình thành nang trứng trội được, dẫn đến việc trứng không thể thoát ra để thụ tinh với tinh trùng. Đồng thời, vỏ bao quanh buồng trứng cũng có thể trở nên dày hơn.
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng:
- Rối loạn phóng noãn: thông qua các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
- Các dấu hiệu cường androgen: định lượng testosterone trong máu
- Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm: Sự hiện diện của ≥12 nang noãn có kích thước 2-9mm
Dấu hiệu PCOS
- Rối loạn kinh nguyệt, thậm chí vô kinh.
- Khó có thai do PCOS gây ức chế rụng trứng.
- Rậm lông vùng mặt, ngực, lưng hoặc chân tay.
- Tăng cân.
- Tóc thưa hoặc rụng tóc.
- Da dầu hoặc mụn trứng cá.
Không phải mọi phụ nữ mắc PCOS đều có tất cả các triệu chứng trên và mức độ của các triệu chứng có thể thay đổi từ vừa đến nặng. Một số phụ nữ mắc PCOS chỉ biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt và/hoặc muộn con.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng buồng trứng đa nang?
Nguyên nhân của HCBTĐN hiện nay vẫn chưa được tìm ra đầy đủ. Có thể do di truyền trong gia đình, vấn đề nội tiết tố tăng lên trong quá trình phát triển hoặc yếu tố lối sống, thực phẩm.
- Di truyền học
Phụ nữ mắc HCBTĐN có khả năng có mẹ, dì hoặc chị gái mắc cao hơn 50% so với phụ nữ không có.
- Lối sống
Lối sống bao gồm cả thực phẩm và sinh hoạt hằng ngày có thể làm cho các triệu chứng của HCBTĐN trở nên nghiêm trọng hơn hoặc ít hơn.
- Hormone (nội tiết tố)
Các triệu chứng và dấu hiệu của HCBTĐN xảy ra do sự mất cân bằng của hai hormone: Insulin và Androgen.
Phụ nữ thừa cân cũng có thể ảnh hưởng không lành mạnh đến các hormone này. Phụ nữ giảm cân có thể giúp giảm những triệu chứng.
Phụ nữ mắc PCOS có thể có thai bằng phương pháp nào?
Qua thực tế thăm khám tại Viện Mô phôi, tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng PCOS trong các cặp vợ chồng hiếm muộn chiếm tỷ lệ cao. Người bị HCBTĐN có thể hiếm muộn, khó có con. Thậm chí vô sinh do nồng độ hormone nam cao ngăn cản sự rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không rụng trứng hàng tháng. Ngoài ra, thừa cân làm giảm khả năng sinh sản và có thể góp phần khiến phụ nữ mắc HCBTĐN mất nhiều thời gian hơn để thụ thai.
Một số biến chứng nguy hiểm do PCOS gây ra
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Phụ nữ mắc HCBTĐN có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao hơn so với những khác. Do ảnh hưởng của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị thụ thai. Nếu người phụ nữ không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì
Một số nghiên cứu chỉ ra béo phì cũng đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đa nang buồng trứng. Người ta nhận thấy rằng cân nặng đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy các triệu chứng lâm sàng của đa nang buồng trứng. Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp có thể giúp cải thiện tiên lượng của bệnh.
Tiểu đường type 2
Ở phụ nữ mắc HCBTĐN, tình trạng kháng insulin khiến lượng đường glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiền tiểu đường.
Bệnh tim
Theo báo cáo của các tổ chức khoa học phụ nữ bị PCOS có tỷ lệ gia tăng các yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, béo phì và các yếu tố nguy cơ không phân loại như protein phản ứng C (CRP), homocystein.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng đa nang buồng trứng có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa nguy hiểm như tình trạng huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol HDL thấp, cholesterol LDL cao… dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ… Có khoảng ⅓ phụ nữ mắc PCOS có khả năng các mắc hội chứng chuyển hóa.
Rối loạn kinh nguyệt
Đây được xem là ảnh hưởng lớn đối với chị em mắc buồng trứng đa nang. Việc rối loạn kinh nguyệt dẫn đến rối loạn rụng trứng vì vậy việc thụ thai có thể gặp nhiều khó khăn hơn bình thường
Vô sinh
Các bằng chứng dịch tễ học cho thấy buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn phóng noãn. Từ đó, làm tăng nguy cơ vô sinh.
Bài viết liên quan
Tụ máu dưới màng đệm có nguy hiểm không?
Sau khi chuyển phôi và có thai, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ...
Th11
IUI thất bại bao lâu có thể làm lại?
Bơm tinh trùng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhiều ...
Th11
Chi phí kích thích buồng trứng điều trị IVF bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là “cứu cánh” cho hàng triệu cặp vợ ...
Th11
Tắc vòi trứng nên làm gì??
Vòi trứng được xem là cơ quan sinh sản vô cùng quan trọng của nữ ...
Th11
Tại sao IVF thất bại?
Năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời từ phương pháp thụ ...
Th11
Cắt hai vòi trứng và cơ hội mang thai
Ống dẫn trứng hay vòi trứng là “con đường” để trứng và tinh trùng gặp ...
Th11