Tiêm thuốc kích trứng có gây chậm kinh không?

chọc trứng sau bao lâu thì có kinh

Thuốc kích trứng là một dạng thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó, nang noãn chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai. Nhiều phụ nữ điều trị hiếm muộn lo lắng về tác dụng phụ của thuốc kích trứng. Liệu rằng tiêm thuốc kích trứng có gây chậm kinh không? Thuốc kích trứng có gây suy buồng trứng không?

👉Ngày 25/03/2024: Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có cơ hội làm cha không?

👉Ngày 26/03/2024: Những thông tin về rối loạn xuất tinh

👉Ngày 27/03/2024: Ý nghĩa của các loại sinh thiết phôi hiện nay.

👉Ngày 22/03/2024: Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến điều trị IVF không?

👉Ngày 09/04/2024: Khi dính buồng tử cung cần làm gì?

Tác dụng của thuốc kích trứng trong điều trị hiếm muộn

Thuốc kích trứng là một loại thuốc nội tiết. Thuốc có tác dụng giúp trứng phát triển khỏe mạnh đến giai đoạn trưởng thành. Sau đó chín rồi rụng xuống. Thuốc sẽ giúp tăng nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ, kích thích nang trứng dần trưởng thành, tăng tỷ lệ có thai.

Hiện thuốc kích thích buồng trứng có 2 dạng: dạng uống hoặc dạng tiêm. Tùy vào bệnh lý cụ thể và phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng dạng thuốc phù hợp.

Tiêm kích trứng là gì?

Tiêm kích trứng là kỹ thuật sử dụng thuốc nội tiết bằng đường tiêm. Mục đích nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của trứng đến giai đoạn trưởng thành, sau đó chín và rụng. Đến khi nang trứng trưởng thành, trứng đạt đủ các tiêu chuẩn về kích thước và nội tiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hCG (còn gọi là mũi tiêm rụng trứng) để giúp trứng rụng.

Thời điểm tiêm kích trứng

Sau khi có kết quả khám ban đầu, bác sĩ điều trị sẽ xác định được tình trạng sức khỏe, bệnh lý hiện tại của bệnh nhân. Từ đó tư vấn và hướng dẫn phác đồ điều trị cụ thể.

Thông thường, thời điểm thực hiện sẽ bắt đầu vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh nguyệt nếu sức khỏe bệnh nhân thuận lợi.

Tại sao cần kích thích buồng trứng?

Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có rất nhiều nang trứng đi vào tiến trình chiêu mộ. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển phát triển vượt trội và rụng xuống. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa.

Khi giao hợp, noãn nếu gặp được tinh trùng sẽ hình thành phôi thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, khả năng một phôi làm tổ và phát triển tiếp tục chỉ khoảng 5% đến 20%. Tùy theo độ tuổi của người phụ nữ. 

Đa số phụ nữ hiếm muộn đều gặp phải tình trạng rối loạn phóng noãn. Đây là hiện tượng noãn không được phóng ra khỏi nang trứng theo một chu kỳ nhất định, trứng rụng không đều đặn gây ra rối loạn kinh nguyệt, khó có thai.

Kích trứng chính là một trong những yếu tố chính quyết định tỷ lệ thành công của các ca IVF. Sử dụng thuốc kích trứng nhằm tăng khả năng thành công khi điều trị hiếm muộn. Với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể để thu được nhiều nang noãntrưởng thành. Từ đó giúp tăng khả năng thu được nhiều phôi, tăng cơ hội thành công cho bệnh nhân.

Quy trình chọc hút noãn diễn ra như thế nào?

Những lưu ý trước khi chọc hút noãn

  • Không trang điểm, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm khi chọc hút noãn : mùi nước hoa, phấn, son trang điểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, phôi; khi gây mê bác sĩ sẽ quan sát sắc mặt của bạn để đánh giá tình trạng sức khỏe như mắt, môi, da, niêm mạc. Việc trang điểm và sử dụng mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến quá trình đánh giá này.
  • Tẩy sạch sơn móng tay, móng chân: cần cắt móng tay trước khi vào phòng chọc hút vì móng tay dài dễ chứa bụi bẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không mang tư trang khi làm thủ thuật: bạn không nên mang theo các tư trang như: trang sức, tiền bạc, điện thoại,… khi vào phòng thủ thuật.
  • Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc gây mê bạn phải tuân thủ việc “không ăn, không uống”. Điều này giúp dạ dày ở trạng thái rỗng từ 6 – 8 giờ trước khi chọc hút noãn. Vì khi gây mê bạn sẽ ngủ, các phản xạ không còn. Nếu có thức ăn ở dạ dày sẽ có khả năng trào ngược vào khí quản gây tắc nghẽn đường thở. Điều này rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn. Nếu bạn quên và đã ăn hoặc uống thì phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Quy trình chọc hút noãn

  • Bước 1:  Đặt người bệnh nằm tư thế phụ khoa. Lập đường truyền tĩnh mạch, theo dõi nhịp tim và huyết áp. Giảm đau cho bệnh nhân bằng gây mê, hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. 
  • Bước 2:  Lau sạch âm hộ, mở mỏ vịt, lau sạch âm đạo bằng nước muối sinh lý. 
  • Bước 3: Đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo, đánh giá số lượng nang noãn, khả năng tiếp cận của đầu dò với buồng trứng. 
  • Bước 4: Gắn kim chọc hút vào bơm tiêm (hoặc gắn vào máy hút noãn), tráng kim và bơm tiêm bằng môi trường nuôi cấy. Tiến hành chọc và hút noãn từng nang một và từng bên buồng trứng
  • Bước 5: Chuyển dịch nang hút được vào trong lab để nhặt noãn (quy trình thu nhặt noãn). Kiểm tra lại để đảm bảo không bị chảy máu trong.

Tiêm thuốc kích trứng có gây chậm kinh không?

Thông thường, thuốc kích trứng sẽ được sử dụng từ ngày thứ 2, thứ 3 của chu kỳ kinh. Quá trình này kéo dài khoảng 10 – 12 ngày tuỳ bệnh nhân. Khi nang trứng phát triển ở một mức độ phù hợp và niêm mạc tử cung cũng dày ở mức độ thích hợp thì bác sĩ sẽ hướng dẫn thời gian để:

  • Quan hệ tự nhiên
  • Tiến hành thụ tinh nhân tạo
  • Hoặc chọc hút noãn làm IVF tùy phác đồ.

Vì vậy, uống thuốc kích trứng có bị chậm kinh không? Nếu bạn thành công và có thai sau khi sử dụng thuốc kích trứng thì sẽ chậm kinh, nếu không, kinh nguyệt của bạn sẽ diễn ra bình thường.

chọc hút trứng có đau không
Mô tả quá trình chọc hút noãn.

Sau khi uống thuốc kích trứng, người phụ nữ vẫn có thể sinh hoạt và đi làm bình thường. Tuy nhiên nên đi lại nhẹ nhàng, tránh stress căng thẳng cũng như hạn chế việc quan hệ vợ chồng với các động tác quá mạnh để tránh nguy cơ xoắn buồng trứng và vỡ nang buồng trứng.

Xoắn buồng trứng sau chọc noãn nguy hiểm ra sao?

Chọc hút trứng là một kỹ thuật xâm lấn. Vì vậy, trước và sau khi chọc noãn bệnh nhân cần tuần thủ các chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các biến chứng do thủ thuật chọc hút trứng bắt nguồn từ con đường đi của kim được đưa qua âm đạo và vào buồng trứng.

Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm phúc mạc, áp xe vùng chậu… Một biến chứng khác cũng đã được báo cáo xuất hiện sau chọc hút trứng là xoắn buồng trứng. Biến chứng xảy ra khi buồng trứng xoắn quanh chính nó, làm cắt đứt nguồn cung cấp máu. 

Trong một nghiên cứu trên 1.500 phụ nữ, tỷ lệ xoắn buồng trứng xảy ra trong 0,13% các chu kỳ. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là sự xoắn vặn của buồng trứng thường xảy ra muộn, 6 đến 13 tuần sau khi lấy tế bào trứng. Đồng thời, do đây cũng là biến chứng cũng có thể gặp trong một thai kỳ bình thường, tai biến này sảy ra với tần suất lớn hơn ở thai TTON do hai buồng trứng to sau khi kích trứng nên dễ xoắn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status