Tinh hoàn là cơ quan sinh sản rất quan trọng của nam giới. Đây được coi là “nhà máy” sản xuất tinh trùng – tế bào sinh sản của phái mạnh. Vì vậy, bất kỳ sự bất thường nào tại tinh hoàn đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tinh hoàn cũng là cơ quan nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì thế, nam giới cần nắm rõ về cấu tạo, chức năng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. nam giới bình thường sẽ có hai tinh hoàn bên phải và bên trái. Kích thước tinh hoàn rất quan trọng nếu quá chênh lệch sẽ gây ra một số vấn đề. Vậy khi tinh hoàn bên to bên nhỏ có sao không?
⭕️Ngày 08/10/2024: Tình trạng người nam có bộ nhiễm sắc thể 47.XXY là mắc bệnh gì?
Ngày 01/08/2024: Trữ đông tinh trùng cho nam giới sau khi mắc quai bị
Ngày 31/07/2024: Bác sĩ Trịnh Thế Sơn tham gia Genetic Counseling Talks
Ngày 30/07/2024: Bệnh nhân đột biến gen hội chứng thực bào máu điều trị thành công tại Viện.
Ngày 29/07/2024: Có nên bóc tách lạc nội mạc tử cung không?
Ngày 26/07/2024: người trẻ cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của bản thân?
Ngày 31/07/2024: AMH thấp có gặp khó khăn gì khi điều trị hiếm muộn không?
Chức năng của tinh hoàn
Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là một cặp cơ quan sản xuất tinh trùng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nam giới. Tinh hoàn được gọi là tuyến sinh dục. Chúng được chứa trong một túi da gọi là bìu. Phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi.
Các cấu trúc bên trong tinh hoàn rất quan trọng cho việc sản xuất và lưu trữ tinh trùng cho đến khi chúng đủ trưởng thành để xuất tinh.
Tinh hoàn gồm hai phần là mạch máu và những ống sinh tinh. Độ dài của mỗi tinh hoàn khoảng 4 – 5cm, được bao bọc bên trong bao xơ dày (cân trắng). Ở đây, chúng sẽ phân chia để tạo thành khoảng 200 – 400 thùy nhỏ.
Những thùy này lại chứa khoảng 2 – 4 ống sinh tinh, được phân tách bởi các vách xơ. Những ống này dạng cuộn xoắn, có chức năng sản sinh tinh trùng.
Các tế bào leydig và mạch máu thần kinh được phân bố giữa những ống sinh tinh. Chức năng của tế bào leydig là tiết hormone testosterone sinh dục nam.
Ống sinh tinh là nơi tinh trùng được sản xuất trong quá trình sinh tinh. Khi những tế bào tinh trùng phát triển và trưởng thành, chúng di chuyển tới ống dẫn rộng hơn. Sau đó, chúng lại được chuyển tới một ống cuộn chặt bên ngoài mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn). Đây là nơi những tế bào tinh trùng được lưu trữ, trưởng thành hoàn toàn.
Kích thước của tinh hoàn sẽ tăng khi nam giới trưởng thành và giảm khi về già. Nguyên nhân là sự suy giảm tự nhiên của testosterone ở phái mạnh.
Chức năng của tinh hoàn
Theo cấu tạo, tinh hoàn đảm nhận hai chức năng trong cơ thể của nam giới gồm ngoại tiết và nội tiết, cụ thể:
- Ngoại tiết: Chức năng này được thể hiện qua việc sản sinh tinh trùng. Một lượng lớn tinh trùng sẽ nằm ở ống dẫn tinh. Trong khi, phần nhỏ được dự trữ tại mào tinh.
- Nội tiết: Chức năng này thể hiện qua việc sản xuất hormone sinh dục nam, phần lớn là testosteron. Hormone này giúp quyết định và củng cố những đặc tính sinh dục ở nam giới. Đồng thời giúp hệ sinh dục hoạt động và thực hiện những chức năng như bình thường.
Khi tinh hoàn có kích thước bên to bên nhỏ có sao không?
Cách để kiểm tra tinh hoàn
Nam giới nên thường xuyên kiểm tra tinh hoàn mỗi lần đi tắm hoặc khi thay quần áo nhằm phát hiện ra các u cục và những biến đổi bất thường ở cơ quan này.
Cách kiểm tra như sau: kẹp tinh hoàn giữa ngón trỏ và ngón cái để cảm nhận sự thay đổi về độ cứng, hình dáng và kích thước. Để tiện quan sát bạn có thể soi trước gương.
Trong trường hợp bạn cảm thấy có một khối u, hơi đau, sưng tấy,… vùng tinh hoàn thì nên đi khám sớm vì đây có khả năng là cảnh báo cho các bệnh lý nguy hiểm tiềm tàng.
Kích thước tinh hoàn không đều
Ở trẻ nhỏ kích thước hai tinh hoàn còn nhỏ và thường tương đối đồng đều về kích thước và chiều cao. Ở trẻ đã dậy thì, người bình thường 2 bên tinh hoàn cũng không hoàn toàn đối xứng và bên trái thường thấp hơn. Nam giới ở độ tuổi trưởng kích thước mỗi tinh hoàn trung bình tương đương 10-15gr. Hai bên tinh hoàn được coi là lệch nhau nếu thể tích của bên này dưới 2/3 của bên còn lại. Nếu tinh hoàn bị lệch mà không có thêm triệu chứng bất thường nào khác thì nam giới không cần lo lắng, bởi đây vốn chỉ là một hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tinh hoàn to, nhỏ có đi kèm triệu chứng thì nam giới cần đi khám ngay như:
- Đau tinh hoàn,
- Bìu sưng to, bìu lúc to lúc nhỏ, ửng đỏ hoặc tím tái…
Khi đó, nam giới cần tìm đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, bởi đây có thể dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Một số vấn đề khi tinh hoàn bất thường mà nam giới nên lưu ý
Tinh hoàn teo nhỏ do biến chứng quai bị
Quai bị gây ra viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này của người bệnh. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn của quai bị, tinh hoàn sẽ sưng to, đau và viêm dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Virus quai bị tiêu diệt tế bào mô tinh hoàn làm các ống sinh tinh trong thoái hóa. Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn và làm số lượng tinh trùng giảm đáng kể gây vô sinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến tình trạng bìu to và thấp hơn bên lành. Nếu bìu giãn to có thể nhìn thấy các bìu tĩnh mạch giãn to ngay dưới da, tuy nhiên tinh hoàn bên có tĩnh mạch giãn có xu hướng teo nhỏ so với bên lành. Tình trạng ứ máu tĩnh mạch thừng tinh gây hậu quả ứ đọng tại tinh hoàn. Trong quá trình chuyển hóa và sự đào thải chậm khiến cho các tế bào tinh trùng bị ngộ độc.
Thoát vị bẹn
Đây cũng là một nguyên nhân khiến bìu to, khối thoát vị di chuyển khiến bìu có thể trong tình trạng lúc to lúc nhỏ. Mổ nội soi phục hồi thành bụng là phương pháp hay được áp dụng.
Bài viết liên quan
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12
Vô tinh có con được không?
Một trong những lo lắng lớn nhất của nam giới khi khám hiếm muộn là ...
Th12
Niêm mạc tử cung quá dày cần làm gì?
Niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng trong việc làm tổ và phát ...
Th12