Chuyển phôi được xem là bước cuối cùng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi được nuôi cấy sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Đó có thể là chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh. Sự lựa chọn nào đều cũng có những chỉ định riêng của bác sĩ. Vậy chuyển phôi tươi là gì? Trường hợp nào bệnh nhân được chuyển phôi tươi?
👉Ngày 02/11/2023: Bệnh teo cơ tuỷ là gì?
👉Ngày 01/11/2023: Xét nghiệm NIPT chi phí bao nhiêu?
👉Ngày 30/10/2023: Điều trị tắc ống dẫn tinh như thế nào?
👉Ngày 12/02/2023: Cần kiêng gì sau khi bơm IUI?
👉Ngày 27/10/2023: Chất lượng tinh trùng đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng
Chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh khác nhau ở điểm gì?
Phôi người là sự kết hợp giữa giao tử của người nam và người nữ, giữa tinh trùng và noãn. Phôi tươi là phôi được tạo thành sau khi được thụ tinh chưa qua quá trình đông lạnh.
Chuyển phôi là bước cuối cùng nhưng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
Chuyển phôi tươi là gì?
Chuyển phôi tươi nghĩa là bệnh nhân sẽ chuyển phôi sau 3 đến 5 ngày chọc hút trứng. Lúc này phôi (hợp tử được tạo thành từ trứng và tinh trùng) của bệnh nhân chưa trải qua quá trình đông lạnh. Chuyển phôi tươi nghĩa là bệnh nhân sẽ được tiến hành chuyển phôi trong chu kỳ kích thích buồng trứng. Và không cần trải qua quá trình chuẩn bị niêm mạc tử cung.
Chuyển phôi đông lạnh là gì?
Phôi trữ hay phôi đông lạnh, là phôi đã trải qua kỹ thuật đông lạnh với môi trường đông lạnh đặc biệt và được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Chuyển phôi trữ là quá trình mà bạn không phải thực hiện kích thích buồng trứng và chọc hút. Mà bạn sẽ được chuẩn bị niêm mạc tử cung kỹ lưỡng để đón nhận và chuyển phôi vào buồng tử cung sau khi phôi được rã đông.
Khi nào thì bệnh nhân được chuyển phôi?
Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cho phép chuyển phôi khi bạn đáp ứng các tiêu chí sau:
- Nội mạc tử cung có độ dày ít nhất là 7mm và có mật độ đều.
- Bạn đã tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
- Tình trạng sức khỏe của bạn đang ổn định và không có dấu hiệu bất thường như sốt, đau bụng hay ra huyết.
- Quan trọng nhất là bạn đã sẵn sàng về mặt tâm lý và đã sắp xếp công việc một cách thuận tiện.
Trong quá trình theo dõi và điều trị, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề hay khó khăn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị của bạn để được hỗ trợ và tư vấn.
Trường hợp nào bệnh nhân được chuyển phôi tươi?
Dù là chuyển phôi tươi hay phôi đông lạnh đều cần có chỉ định của bác sĩ. Quyết định này sẽ dựa trên một số yếu tố như: chất lượng phôi, sức khoẻ của người mẹ và chất lượng niêm mạc tử cung.
Bệnh nhân sẽ được chuyển phôi tươi dựa trên những yếu tố sau:
Tình trạng tâm lý, sức khoẻ của người mẹ sau khi chọc hút noãn
Chuyển phôi tươi sẽ được tiến hành luôn trong chu kỳ kích trứng mà không trải qua thời gian chuẩn bị nội mạc tử cung. Chính vì vậy, sức khoẻ người mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu sau chọc noãn, người phụ nữ không bị quá kích buồng trứng, không bị rối loạn nội tiết, chỉ số Progesterone <1.5ng/ml thì có thể sẽ được chuyển phôi tươi.
Nếu sức khoẻ người mẹ đảm bảo, tâm lý ổn định, thoải mái có thể chuyển phôi trong chu kỳ kích thích buồng trứng.
Nội mạc tử cung đảm bảo
Yếu tố nội mạc tử cung đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình làm tổ và phát triển của phôi thai. Nội mạc tử cung có độ dày ít nhất là 7mm. Và có mật độ đều, khả năng tưới máu và có hình dạng bình thường. Buồng tử cung không có polyp, không xuất hiện ứ dịch trong lòng tử cung.
Chất lượng phôi
Quyết định để chuyển phôi tươi còn phụ thuộc vào chất lượng phôi. Trong một số trường hợp phôi sau khi thụ tinh có tiên lượng khá xấu. Những phôi này có thể không đảm bảo chất lượng sau khi rã đông do độ phân mảnh lớn, hình thái không tốt có thể sẽ được cân nhắc chuyển phôi tươi mà không qua đông lạnh để nâng cao tỷ lệ thành công cho ca chuyên phôi.
Tại Viện Mô phôi, bác sĩ cân nhắc nhiều yếu tố để quyết định chuyển phôi tươi cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và có lợi nhất cho bệnh nhân của mình.
Bài viết liên quan
Bệnh Pompe gây ra những hệ luỵ gì?
Nhắc đến bệnh lý di truyền là nhắc đến nỗi lo của nhiều gia đình. ...
Th12
Bất thường nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng gì đến sinh sản?
Một người bình thường có bộ nhiễm sắc thể gồm 46 nhiễm sắc thể (NST), ...
Th12
Sau chuyển phôi đi máy bay được không?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng của một ca thụ tinh trong ống nghiệm. ...
Th12
Tại sao thai IVF cần dùng thuốc nội tiết 3 tháng đầu?
Từ khi phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, đã giúp hàng triệu ...
Th12
Teo cơ tủy sống – Ít gặp nhưng nguy hiểm
Nhắc đến các bệnh lý di truyền, không thể bỏ qua bệnh teo cơ tủy ...
Th12
Nguyên nhân nào khiến phôi không làm tổ khi chuyển vào tử cung?
Chuyển phôi được xem là giai đoạn cuối cùng khi điều trị thụ tinh trong ...
Th12