Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ

img taisao 3

Kiểm tra sức khoẻ sinh sản là vấn đề được nhiều phụ ngày càng quan tâm. Xét nghiệm các chỉ số nội tiết là phương pháp kiểm tra sức khoẻ sinh sản dành cho phụ nữ. Một số xét nghiệm nội tiết như Prolactin, AMH, LH, Estrogen, Progesteron, Testosteron. Vậy khi xét nghiệm nội tiết tố nữ cần lưu ý gì không? Dưới đây là ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ.

🔥Ngày 25/08/2023: Bệnh Pompe do nguyên nhân nào gây ra?

🔥Ngày 17/08/2023: Hormone Testosterone là gì?

🔥Ngày 12/08/2023: Tinh dịch màu vàng có nguy hiểm không?

🔥Ngày 16/08/2023: Viêm vùng chậu có gây vô sinh không?

🔥Ngày 10/08/2023: Những trường hợp nào cần tiêm tinh trùng vào bào tương noãn?

🔥Ngày 22/08/2023: Quy trình chọc hút noãn

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ là gì?

Hormone là các nội tiết tố được sản sinh một cách tự nhiên trong cơ thể. Chúng có nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa các tế bào và các cơ quan nên có ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống quan trọng. Trong cơ thể của mỗi người đều sản xuất hormone sinh dục nữ và nam. Khi những hormone này hoạt động không bình thường, chúng sẽ gây ra mất cân bằng nội tiết tố.

Các tuyến chính sản xuất hormone sinh dục là tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (bao gồm buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam).

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là cách kiểm tra, đánh giá các tình trạng đáng lo ngại về tuổi dậy thì, khả năng sinh sản, tình trạng mãn kinh và các vấn đề khác.

Ai nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Xét nghiệm nội tiết tố ở phụ nữ thường được chỉ định nhất khi người bệnh có các triệu chứng cho thấy cơ thể mất cân bằng nội tiết tố nữ. Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nội tiết tố nếu người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Dấu hiệu mãn kinh: khô âm đạo, bốc hỏa hoặc khó ngủ ở người dưới 40 tuổi
  • Khó mang thai hoặc giữ thai 
  • Dấu hiệu mang thai: trễ kinh, ngực mềm, buồn nôn và đi tiểu thường xuyên
  • Chảy máu âm đạo bất thường (bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc chảy máu khi kỳ kinh đã kết thúc)
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc bị mất kinh nguyệt
  • Mọc mụn
  • Số lượng tóc phát triển bất thường 

Một số xét nghiệm nội tiết ở nữ giới

Sẽ tuỳ vào tình trạng từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm một hoặc kết hợp nhiều loại nội tiết tố nữ. Dưới đây là một số xét nghiệm nội tiết tố:

Xét nghiệm Prolactin

Prolactin là hormone giữ vai trò duy trì khả năng sinh sản với tác dụng ức chế hormone sinh sản kích thích nang FSH và hormone bài tiết GnRH. Hai hormone này đều giữ vai trò kích hoạt sự rụng trứng, đảm bảo trứng hình thành và trưởng thành. Nếu hàm lượng hormone Prolactin cao sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.

Xét nghiệm AMH

Hormone AMH (Anti Müller Hormone) được các tế bào trong nang buồng trứng sản xuất. Đây là một kích thích tố, ảnh hưởng đến khả năng dự trữ và cung cấp trứng của buồng trứng. Chỉ số AMH thấp cũng phản ánh nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
ý nghĩa của chỉ số amh

Xét nghiệm FSH

Hormone FSH chịu trách nhiệm chính là kích thích sản xuất trứng. Nồng độ hormone này cao dẫn tới khả năng dự trữ buồng trứng thấp, gây hội chứng buồng trứng đa nang.

Xét nghiệm LH

Xét nghiệm hormone LH cần thực hiện vào ngày thứ 2 – 3 của chu kì kinh nguyệt. Đây là một trong những hormone nội tiết tố quan trọng nhất của quá trình sinh sản. Nồng độ LH bất thường sẽ tác động đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyên, tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, vô sinh,…

Xét nghiệm Estrogen

Estradiol (E2) hay Estrogen là hormone sinh dục nữ đặc biệt quan trọng, điều tiết quá trình sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng là nguồn tiết estrogen để kích hoạt chu kỳ sinh sản. Do đó, xét nghiệm đo Hormone này cũng thường làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm Progesteron

Xét nghiệm Progesteron sử dụng để đánh giá phụ nữ gặp vấn đề kinh nguyệt hoặc mang thai, giúp bác sỹ có thể biết được có bất thường về rụng trứng. Biết được khả năng rụng trứng hay nguyên nhân mang thai, phụ nữ có thể lựa chọn điều trị khắc phục. Ngoài ra, nếu thai phụ bị nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, hoặc nguy cơ sảy thai, thai nhi phát triển không bình thường, xét nghiệm Progesteron cũng được chỉ định.

Xét nghiệm Testosteron

Với nữ giới, xét nghiệm Testosteron được dùng để chẩn đoán, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng: vô sinh, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt không đều, tăng trưởng lông và các đặc điểm nam tính bất thường ở phụ nữ.

Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ

Nên xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào?

Nồng độ của nội tiết tố nữ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số xét nghiệm cụ thể cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác, có thể là sau chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:

  • Xét nghiệm LH và FSH: từ ngày thứ 2 – 4 của vòng kinh.
  • Xét nghiệm Progesterone: ngày thứ 21 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào.

Ý nghĩa

Xét nghiệm nội tiết tố có thể được chỉ định các vấn đề liên quan đến sức khỏe:

Chẩn đoán

Xét nghiệm nội tiết tố thường được sử dụng để xác định nguyên nhân, chẩn đoán các tình trạng như:

Chậm phát triển, vô sinh, mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và một số loại khối u.

Theo dõi

Xét nghiệm nội tiết tố có thể được sử dụng để theo dõi những người đang điều trị vô sinh hoặc ung thư. Xét nghiệm cũng có thể giúp theo dõi nồng độ hormone ở phụ nữ chuyển giới đang điều trị bằng hormone khẳng định giới tính…

Sàng lọc

Xét nghiệm nội tiết tố cũng có thể được áp dụng trong xét nghiệm sức khỏe định kỳ nhằm tìm kiếm các vấn đề sức khỏe trước khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status