Hiện nay, AMH là xét nghiệm tin cậy trong điều trị hiếm muộn. Tại Viện Mô phôi, đây là xét nghiệm bắt buộc khi khám hiếm muộn ở nữ giới. AMH không thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt nên bệnh nhân có thể xét nghiệm bất kỳ lúc nào. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy buồng trứng nên AMH rất thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Vậy khi AMH thấp cần bổ sung gì?
🛑Ngày 11/04/2024: Nang noãn thứ cấp là gì?
🛑Ngày 10/04/2024: Kích thước nang noãn bao nhiêu thì tiến hành chọc trứng?
🛑Ngày 29/03/2024: Khối u tuyến yên có nguy cơ gây vô sinh không?
🛑Ngày 29/03/2024: Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh không?
🛑Ngày 27/03/2024: Có phải mắc quai bị là sẽ bị vô sinh?
🛑Ngày 25/03/2024: Nam giới mắc hội chứng Klinefelter có cơ hội làm cha không?
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số AMH
AMH viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Anti – Mullerian Hormone) là một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng. Chỉ số AMH cho biết số lượng trứng non hiện có ở hai bên buồng trứng hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dựa vào chỉ số AMH có thể đánh giá được khả năng sinh sản của phụ nữ ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Nữ giới khỏe mạnh dưới 38 tuổi, chỉ số AMH bình thường nằm trong khoảng 2,2 – 6,8 ng/ml (14,28 – 48,55 pmol/L).
Xét nghiệm AMH là gì?
Xét nghiệm AMH là xét nghiệm đo nồng độ hormone Anti-Mullerian trong máu. AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng.
Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi.
Chỉ số AMH bao nhiêu là bình thường?
Mức AMH có thể cung cấp số lượng noãn còn lại trên buồng trứng. Từ đó tiên đoán về khả năng sinh sản trong tương lai.
- AMH bình thường. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 – 6,8ng/ml.
- AMH cao. Những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ có buồng trứng đa nang). Người có chỉ số AMH cao vẫn có khả năng mang thai tự nhiên. Tuy nhiên tỷ lệ này sẽ thấp hơn so với phụ nữ bình thường. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- AMH thấp. Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng thấp, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy còn rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số AMH?
- Độ Tuổi: Tuổi càng cao thì dự trữ buồng trứng càng thấp
- Tình trạng hút thuốc, uống rượu: Lối sống không lành mạnh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích ảnh hưởng tới chỉ số AMH.
- Tình trạng béo phì
- Buồng trứng đa nang
- Sử dụng thuốc tránh thai: có thể làm giảm số lượng nang noãn hiện có ở buồng trứng, khiến chỉ số AMH giảm.
- Hóa trị, xạ trị
- Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng
- Bẩm sinh. Nghĩa là một người phụ nữ được sinh ra với số lượng nang noãn thấp hơn ngưỡng bình thường…
AMH thấp nên bổ sung gì?
AMH thấp có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Một số phụ nữ có mức AMH thấp sẽ có những triệu chứng tương tự như quá trình mãn kinh tự nhiên. Bao gồm buồn nôn, cơn bốc hỏa, chóng mặt, dễ kích động, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục,… Và quan trọng nhất là mất khả năng sinh sản.
Những phụ nữ có mức AMH thấp thường sẽ bị mãn kinh sớm hơn so với bình thường. Ngoài ra, cơ hội mang thai bằng chính tế bào trứng của bản thân cũng sẽ giảm xuống rất nhiều, đặc biệt khi chỉ số AMH quá thấp thì khả năng có con gần như bằng không. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân. Nếu một bệnh nhân chỉ mới 35 tuổi có dự trữ buồng trứng thấp thì họ vẫn còn cơ hội so với những bệnh nhân trên 40 tuổi có mức AMH tương tự. Đó là nguyên nhân tại sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân có chỉ số AMH thấp nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tăng tỷ lệ có thai thành công.
Khi buồng trứng 2 bên không có noãn nữa, hoặc noãn không đủ chất lượng để thụ thai thì người bệnh có thể cân nhắc giải pháp xin noãn của một người phụ nữ khác có chất lượng noãn tốt hơn để thụ tinh ống nghiệm, tăng cơ hội được trải qua khoảng thời gian mang thai và sinh con hằng mong ước.
AMH thấp cần bổ sung gì?
Không có cách nào có thể làm tăng chỉ số AMH. AMH thấp cần bổ sung gì để tốt cho trứng là điều các chị em quan tâm. Vậy nên bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường chất lượng nang noãn là điều cần thiết.
Các chị em lưu ý bổ sung các dưỡng chất sau:
- Bổ sung các thực phẩm chứa Coenzyme Q10 như: một số loại thịt, các loại cá…
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và chức năng sinh sản.
- Thực phẩm giàu protein: Giúp cơ thể sản xuất hormone và tái tạo tế bào. Nên ưu tiên các loại protein nạc như cá, thịt gà, đậu,…
- Chất béo lành mạnh: Tìm thấy trong quả bơ, cá hồi, các loại hạt,… giúp cân bằng hormone và cải thiện chất lượng trứng.
- Thực phẩm giàu omega-3: Giúp giảm viêm, cải thiện lưu thông máu và chức năng buồng trứng.
- Uống đủ nước: Giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
🔥🔥🔥🔥🔥XEM THÊM: Viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến điều trị IVF không?
Bên cạnh đó, các chị em cũng nên hạn chế:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và đường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
- Rượu bia và caffeine: Có thể làm giảm khả năng thụ thai.
- Thực phẩm chứa nhiều gluten: Một số nghiên cứu cho thấy gluten có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân AMH 0.6 sinh con khoẻ mạnh!
Cửa sổ làm tổ của phôi là gì?
Em bé Linh Anh đến thăm Viện!
Ý nghĩa của xét nghiệm các chỉ số về nội tiết tố nữ